Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại đũa được làm từ chất liệu khác nhau. Cùng P&T tìm hiểu xem những chất liệu ấy là gì, sử dụng có an toàn cho sức khoẻ không nhé!
1. Đũa tre
Đũa tre được sản xuất và sử dụng khá rộng rãi trong nhiều gia đình. Trên thị trường ngày nay có 2 loại đũa tre, loại đũa tre dùng 1 lần và đũa tre dùng lâu ngày. Bạn không nên mua loại đũa tre dùng 1 lần và sử dụng vì có hại cho sức khoẻ do được tẩm hoá chất tẩy trắng. Về đũa tre dùng lâu ngày có những ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
– An toàn cho sức khoẻ, ngoài gắp thức ăn có thể sử dụng để chiên xào trong dầu nóng.
– Giá thành khá rẻ.
– Thiết kế đơn giản, cầm chắc tay, không trơn trượt khi gắp thức ăn.
– Chắc chắn hơn đũa nhựa, không sợ gãy, cong vênh khi dùng.
– An toàn khi phơi ngoài nắng, không sợ biến dạng.
Nhược điểm:
– Dễ bị ẩm mốc nếu để đũa ẩm quá lâu, không ráo nước khi rửa xong.
– Dễ hút nước bẩn khi ngâm đũa quá lâu trong bồn rửa chén mà không rửa.
2. Đũa gỗ
Các loại gỗ được dùng để làm đũa có thể kể tới như: gỗ mun, gỗ dừa…
Ưu điểm:
– Sang trọng, có tính thẩm mỹ cao.
– Sử dụng được trong nước nóng, có thể dùng để chiên xào trực tiếp trong chảo dầu.
– Không lo biến dạng sau thời gian dài sử dụng, có thể phơi nắng lâu không sợ bị giòn như đũa nhựa.
– An toàn cho sức khoẻ.
Nhược điểm:
– Dễ ẩm mốc nếu bảo quản không tốt.
– Dễ gãy.
3. Đũa inox
Ưu điểm:
– Vẻ ngoài sáng bóng, sang trọng, có tính thẩm mỹ cao.
– Không phản ứng với thức ăn, sử dụng an toàn cho sức khỏe.
– Có độ bền cao hơn đũa tre và đũa nhựa, rơi rớt va chạm không bị biến dạng, khó làm gãy.
– Vệ sinh dễ dàng, nhanh chóng.
Nhược điểm:
– Đũa dẫn nhiệt nhanh, dùng nấu ăn dễ bị nóng tay.
– Có giá thành cao hơn đũa nhựa và đũa tre.
– Đũa gắp thức ăn dễ trơn, trượt.
4. Đũa nhựa Melamine
Melamine hay còn gọi là nhựa phíp, được xem là nhựa tốt vì có khả năng chịu nhiệt tốt hơn rất nhiều so với những nguyên liệu sản xuất đồ nhựa khác.
Đũa được làm từ nhựa Melamine là loại đũa nhựa khá thông dụng, có độ bền cao.
Ưu điểm:
– Độ bền cao, cứng cáp, giá cả phải chăng.
– Đa dạng về màu sắc và kiểu dáng.
– Dễ vệ sinh chùi rửa.
Nhược điểm:
– Dễ bong tróc sau thời gian dài sử dụng (tầm 6 tháng).
– Không sử dụng để chiên thức ăn trong dầu sôi, dễ bị biến dạng.
– Dễ giòn, gãy khi phơi nắng liên tục trong thời gian dài.
5. Đũa nhựa Polymer
Nhựa Polymer hay còn gọi là nhựa PPS, chịu được nhiệt độ cao 220 độ. Nhìn bề ngoài thì đũa Polymer cũng như đũa Melamine và không phân biệt được bằng mắt thường. Chỉ có thể nhận biết thông tin qua nhãn, mác của nhà sản xuất in trên bộ đũa.
Ưu điểm:
– An toàn khi sử dụng.
– Độ cứng cao, không cong vênh khi gắp thức ăn.
– Không sợ thấm nước, ẩm mốc như đũa gỗ.
Nhược điểm:
– Không dùng để chiên thức ăn trong dầu sôi.
– Phơi nắng trong thời gian dài dễ làm giòn đũa, dễ gãy.
6. Đũa gỗ hương
Gỗ Hương hay còn có tên khoa học gọi là: Pterocarpus macrocarpus, loại gỗ này được ứng dụng trong ngành thủ công mỹ nghệ cao cấp như bàn ghế, tủ, tạc tượng…
Thanh gỗ rất khô và cứng cáp chắc và nặng, khi ngửi có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu. Quan sát bề mặt gỗ sẽ thấy có màu đỏ hoặc màu vàng, nhìn kỹ có thể thấy vân gỗ hương rất đẹp có chiều sâu, thớ gỗ rất dai và dẻo.
Ưu điểm:
– An toàn với sức khoẻ.
– Màu sắc tự nhiên, không phai màu khi sử dụng.
– Có thể dùng để chiên xào thức ăn trên bếp, dùng trên bàn ăn.
– Gắp thức ăn không bị trơn trượt.
Nhược điểm:
– Dễ bị mốc nếu bảo quản nơi ẩm ướt.
– Dễ cháy khi tiếp xúc với lửa.
– Có thể cong gãy khi có lực tác động mạnh.
7. Đũa gỗ cà chí
Gỗ cà chí hay còn gọi là gỗ cà chít (tên khoa học là Shorea roxburghii), vỏ cây có vị chát có tác dụng để làm chậm sự lên men của đường thốt nốt hay để ăn trầu, còn hoa làm thuốc hạ sốt, trợ tim. Gỗ có 2 loại chính là gỗ cà chít vàng và gỗ cà chít đen:
– Gỗ cà chít đen có màu đen tuyền, khi dùng lâu sẽ có độ bóng, thớ gỗ rất mịn tạo sự bền đẹp. Gỗ rất bền, chắc không bị mối mọt, ít cong vênh.
– Gỗ cà chít vàng có màu vàng nhạt, vân gỗ liền mạch đẹp mắt.
Loại gỗ này thường được sử dụng trong gia công đồ mỹ nghệ, nội thất gia đình như tủ áo, tủ kệ bếp, bàn ghế hay sàn nhà…
Ưu điểm:
– Gỗ tự nhiên, an toàn sức khoẻ.
– Hạn chế mối mọt, không phai màu khi sử dụng.
– Dùng để chiên xào đều được.
Nhược điểm:
– Dễ cháy khi tiếp xúc với lửa.
– Dễ cong gãy khi có lực tác động mạnh.